25/4/07

Chim ruồi

Người ta tìm ra loài chim ruồi này ở châu Mỹ. Theo các nhà sinh vật học thì chim ruồi có rất nhiều giống khác nhau và thay đổi màu sắc theo từng vùng địa lý để thích nghi với điều kiện môi trường và khí hậu ở đó. Trong số 330 chủng loại thì chỉ có 16 giống được xác định có xuất xứ từ miền bắc Mexico, số còn lại không thể nào xác minh được vì chúng nổi tiếng là loài chim di trú. Hành trình của chúng có thể đạt kỷ lục 2.500 dặm (hơn 40.000km): từ vùng Alaska tới đất nước Argentina, từ sa mạc Arizona tới bờ biển Nova Scotia, từ vùng trũng trong các cánh rừng thuộc lãnh thổ Brazil tới dãy núi Andes.

Chim ruồi vùng Colombia

Chim ruồi vùng Colombia. Bộ lông vũ có màu sắc sặc sỡ, bên dưới bộ lông xinh đẹp ấy là những bộ máy phát điện nhỏ xíu tạo ra năng lượng khi chúng bay lượn. Đây là sự kỳ diệu của ngành kỹ thuật vi mô mà các nhà khoa học đang nghiên cứu.

Chúng sống ở bất cứ nơi đâu chúng có thể bám vào được. Theo các nhà khoa học, thông thường loài chim ruồi được nuôi trong lồng có thể sống được 17 năm. Điều này thật kỳ diệu so với một cấu trúc nội tạng đơn giản trong một cơ thể nhỏ bé cân nặng trung bình chỉ có 5 - 6 gram. Trái tim nhỏ xíu nhưng trung bình đập được 500 nhịp/phút (khi đang đậu). Ước tính trong vòng 17 năm trái tim ấy đập khoảng 4,5 tỉ lần - gần gấp 2 lần so với tổng số nhịp đập của một người có tuổi thọ 70.

Chim ruồi phía bắc dãy Andes.

Chim ruồi phía bắc dãy Andes. Các chú chim trống vùng này sử dụng màu tía để điểm xuyết nhúm lông trên đầu và ức của mình. Lớp lông vũ dưới bức xạ của ánh sáng mặt trời tạo thành những gam màu tổng hợp đánh lừa thị giác của các con chim khác, thậm chí ngay cả thị giác của con người cũng bị nhầm lẫn.


Còn trong thiên nhiên, với đôi cánh mỏng dính nhưng lại có thể vỗ 80 nhịp/giây, phát ra âm thanh cực nhỏ. Bộ lông đuôi thì như mái chèo "khua" gió nhẹ nhàng lướt trong không trung. Loài chim này khi sống thì dẻo dai như thế, nhưng khi chết các xương ống rỗng của chúng bị phân huỷ nhanh chóng và không bao giờ hoá thạch. Đấy là lý do tại sao người ta không tìm thấy bất kỳ các mẫu hoá thạch nào của giống chim này, dù chúng đã có mặt từ rất lâu đời.

Chim ruồi phía nam dãy Andes. Bộ lông đuôi loè loẹt giúp cho các chú chim trống của vùng này "quyến rủ" chim mái. Nếu như người đàn ông sử dụng những món trang sức lấp lánh để biểu hiện sự giàu có và quyền lực thì bộ lông quý phái của giống chim này có thể là một biểu hiện cho sức khoẻ cường tráng và nguồn năng lượng dồi dào.

Một đặc trưng khác của loài chim ruồi là bộ lông vũ cực kỳ sặc sỡ. Dưới ánh sáng mặt trời, tia nắng xuyên qua bộ lông ngũ sắc mượt mà, phản chiếu sắc màu lấp lánh giống như các hạt đá quý được ai đó treo lơ lửng trong không gian. Càng nghiên cứu, các nhà sinh vật học càng ngạc nhiên về quà tặng của tạo hoá cho giống chim nhỏ bé kỳ diệu này. Các mỹ từ "xinh đẹp", "lộng lẫy", "kỳ lạ"… chưa thể miêu tả trọn vẹn những gì mà con người cảm nhận được về loài chim này.


Chùm ảnh sinh vật biển kỳ thú

Dưới đây là những bức ảnh chụp cận cảnh thế giới sinh vật kỳ thú dưới dáy biển.

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин

Монстры глубин




Bản đồ sếu

Sếu đầu đỏ (Grus antigone) là một trong 15 loài sếu hiện còn tồn tại trên thế giới. Đây là loài chim có tầm vóc cao lớn nhất trong tất cả các loài chim... biết bay (đà điểu cao to hơn, nhưng là chim... không bao giờ bay!). Sếu trưởng thành có thể cao đến 1,76 m, với sải cánh 2,4 m và cân nặng 7 kg. Sếu đầu đỏ có tuổi thọ trung bình khoảng 40 năm, thành thục về sinh dục lúc 4 đến 5 tuổi. Sếu đầu đỏ có 3 loài phụ: loài phụ Ấn Độ (Grus antigone antigone) sinh sống ở vùng Trung Ấn, loài phụ Úc Châu (Grus antigone gilla) phân bố ở Bắc Úc và loài phụ Phương Đông (Grus antigone sharpii) hiện diện ở vùng Đông Nam Á.

Đàn sếu cứ mỗi năm một thưa dần.

Sếu đầu đỏ tại vườn quốc gia Tràm Chim

Đếm sếu hàng năm

Loài phụ Phương Đông của sếu đầu đỏ là loài sếu duy nhất phân bố ở vùng Đông Nam Á. Trước đây chúng hiện diện trên một khu vực rộng từ Miến Điện đến Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Một quần thể nhỏ của sếu đầu đỏ trước đây cũng có ở Philippines và phía nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hiện nay, Thái Lan và Philippines đã không còn sếu đầu đỏ sinh sống ngoài tự nhiên. Số lượng sếu ở Lào và Nam Trung Quốc nếu còn thì cũng rất ít. Loài phụ Phương Đông hiện chia cách thành hai quần thể, một sinh sống ở vùng đồng bằng sông Irrawardy ở Miến Điện và một ở hạ lưu sông Mekong của Campuchia và Việt Nam. Giữa hai quần thể này không có sự giao tiếp về mặt sinh học.

Quần thể sếu ở Việt Nam và Campuchia không phải là loài chim thiên di, chúng chỉ di chuyển trong khu vực giữa mùa sinh sản và mùa không sinh sản. Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11 là mùa sinh sản của sếu đầu đỏ. Địa bàn sinh sản chủ yếu ở phía bắc Campuchia. Sếu bố mẹ chiếm cứ những vùng đất ngập nước nhỏ rải rác trong rừng thưa cây họ dầu hiện còn khá phong phú ở khu vực này.

Cuối năm 2004, các nhà khoa học của Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã phát hiện tổ và sếu non ở Vườn quốc gia Yok Don, tỉnh Dak Lak. Đây là bằng chứng đầu tiên về việc sếu có sinh sản tại Việt Nam. Tuy nhiên tỷ lệ đàn sếu sinh sản ở Việt Nam là không nhiều so với phần ở Campuchia.

Sếu con lớn rất nhanh. Trong vòng từ 5 đến 6 tháng, chúng có thể đạt gần đến tầm vóc của sếu trưởng thành và có thể bay cả ngàn km về phía nam khi mùa khô đầu tiên vừa đến. Trong mùa sinh sản sếu sống thành các gia đình riêng rẽ, nhưng trong mùa không sinh sản (từ tháng 12 đến tháng 5) chúng di chuyển về các vùng đồng cỏ ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven Biển Hồ (Campuchia) và sống tập trung thành đàn lớn. Thực đơn ăn uống của sếu cũng có khác biệt theo mùa. Tất cả các loài sếu trên thế giới đều là những loài ăn tạp. Thành phần thức ăn của chúng vừa có nguồn gốc động vật vừa có nguồn gốc thực vật. Tuy nhiên, trong mùa sinh sản thành phần động vật là quan trọng còn trong mùa không sinh sản thành phần thực vật chiếm ưu thế. Khi đàn sếu về đến đồng bằng sông Cửu Long trong mùa khô, thức ăn ưa thích của chúng là củ các loài cỏ năn (Eleocharis) và cả củ (thân ngầm) của súng co (Nymphaea), tuy nhiên chúng cũng ăn cả côn trùng, cá, ếch nhái, cua, ốc.

Tổng số lượng sếu đầu đỏ trên thế giới vào khoảng 15.000 đến 20.000 cá thể, tuy nhiên phần lớn thuộc về hai loài phụ Ấn Độ và Úc Châu. Loài phụ Phương Đông hiện chỉ còn từ 800 đến 1.000 cá thể và đang có chiều hướng suy giảm, cần phải đếm sếu hàng năm

Từ năm 2001 đến nay, Hội Sếu quốc tế phối hợp cùng nhiều tổ chức bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, khu bảo tồn và các trường đại học trong vùng hạ lưu sông Mekong tiến hành đếm sếu hàng năm nhằm có thể ước lượng chính xác số lượng và sự biến động của quần thể sếu. Việc đếm được tiến hành đồng loạt, trong vòng một tuần, tại các địa điểm có khả năng có sếu sinh sống. Thời điểm đếm thường là giữa mùa khô, trong tháng 3 hoặc đầu tháng 4, khi đó sếu thường tập trung thành từng đàn lớn làm cho việc quan sát và đếm trở nên dễ dàng, với độ chính xác cao hơn.

Việc đếm sếu hàng năm cũng còn nhằm đánh giá tình trạng của các vùng đất ngập nước, nơi đàn sếu thường sinh sống.

Đàn sếu ở Việt Nam

Số liệu quan sát từ trước đến nay cho thấy Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) và vùng Hà Tiên - Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) là hai khu vực có sếu quan trọng nhất ở Việt Nam. Trong những năm 1980, đàn sếu ở Tràm Chim có lúc lên đến hơn 800 con. Sự hiện diện của đàn sếu là một trong những lý do quan trọng dẫn đến việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, sau đó là vườn quốc gia Tràm Chim như ngày nay.

Trong 10 năm gần đây số lượng sếu về Tràm Chim đã giảm đi một cách nghiêm trọng, thường là dưới 100 con mỗi năm. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quản lý nước không hợp lý bên trong vườn quốc gia. Nước luôn được giữ ở mức cao, kéo dài trong nhiều năm, dẫn đến việc giảm sút diện tích các bãi ăn và rút ngắn thời gian sếu có thể trú ngụ tại Tràm Chim. Trước đây sếu có thể đến Tràm Chim từ tháng 12, nhưng nay thường chỉ đến vào tháng 2 hoặc tháng 3, do mực nước được giữ quá cao vào đầu mùa khô.

Trong những năm gần đây, vùng Hà Tiên - Kiên Lương trở thành nơi có đàn sếu đông nhất ở Việt Nam. Sếu tập trung kiếm ăn ở những vùng đồng cỏ năn xen lẫn với rừng tràm, tập trung nhiều nhất ở vùng Hòn Chông, huyện Kiên Lương. Nơi đây trước kia là một khu rừng phòng hộ, tuy nhiên kể từ năm 2003, tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi khu rừng phòng hộ này thành nơi nuôi tôm. Việc chuyển đổi đất rừng và đồng cỏ thành đất nuôi tôm hiện đang là nguyên nhân quan trọng nhất làm mất đất ngập nước tự nhiên và giảm nơi ở của sếu vùng Hà Tiên - Kiên Lương. Kết quả là sếu về Kiên Giang cũng ngày một ít đi.

Trong năm 2006, thêm một khu rừng phòng hộ nữa ở Kiên Giang cũng sẽ bị chuyển đổi thành đất sản xuất. Rừng phòng hộ Kiên Lương với diện tích 5.000 ha vừa được thành lập năm 2003 sau khi rừng phòng hộ Hòn Chông bị chuyển thành đất nuôi tôm. Trong khu rừng này còn hiện diện một khu vực đồng cỏ tự nhiên khoảng 400 ha, là nơi hàng năm đều có một bầy sếu 30 - 40 con đến trú ngụ. Bản thân vùng đồng cỏ tự nhiên này cũng có giá trị to lớn trong bảo tồn thiên nhiên bởi đây là những vùng đồng cỏ ngập theo mùa hiếm hoi còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long sau khi phần lớn các nơi khác đều đã bị chuyển đổi hoặc bị xáo trộn nghiêm trọng. Kết quả đếm hàng năm từ 2001 đến nay cho thấy số lượng sếu ở Việt Nam liên tục giảm, từ 384 con vào tháng 3.2001 hiện chỉ còn 295 con vào tháng 4.2006. Số lượng giảm mạnh ở vùng Hà Tiên - Kiên Lương kể từ năm 2003 khi mà rừng phòng hộ Hòn Chông bị chuyển thành đất nuôi tôm.

Quan sát trong 3 năm gần đây cho thấy đàn sếu ở Việt Nam có khuynh hướng phân chia thành các bầy nhỏ, có lẽ do những bãi ăn rộng lớn hiện không còn nữa. Sự tiếp xúc giữa sếu với những tác động của con người cũng gia tăng đáng kể. Số lượng sếu chết hàng năm do bị săn đuổi hoặc do ăn phải bả độc dùng bẫy cò, diệc có xu hướng tăng lên. Liên tiếp trong 2 tuần cuối tháng 2.2006 đã có 3 con sếu chết phát hiện tại vùng Hà Tiên - Kiên Lương. Rất may là kết quả phân tích cho thấy không có liên quan đến virus gây cúm gia cầm.

Phong trào nuôi tôm vẫn đang diễn ra khá rầm rộ ở Kiên Lương. Những vùng đất ngập nước nhỏ nhoi còn sót lại không sớm thì muộn cũng sẽ bị chuyển đổi. Nơi ở cho sếu và các loài sinh vật khác sẽ tiếp tục giảm đi. Với đà này, số lượng sếu đến Việt Nam sẽ tiếp tục giảm mặc dù chúng đã cố gắng thích nghi bằng cách phân thành các bầy nhỏ. Viễn cảnh sếu không còn đến Việt Nam là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu như không có những tác động mang tính quyết định nhằm thay đổi tình trạng hiện nay.

Hai tác động có tầm quan trọng to lớn trong việc duy trì đàn sếu ở Việt Nam là: (1) Khẩn cấp bảo tồn các vùng đồng cỏ tự nhiên hiện còn sót lại ở vùng Hà Tiên - Kiên Lương - Hòn Đất. Chú trọng đặc biệt vùng ven sông Giang Thành, các xã Phú Mỹ, Vĩnh Điều, vùng Bình An, Hòn Chông, khu vực đồng cỏ tự nhiên trong rừng phòng hộ Kiên Lương, rừng phòng hộ Hòn Đất. (2) Nhanh chóng cải thiện tình hình quản trị đất ngập nước bên trong vườn quốc gia Tràm Chim và khu bảo tồn thiên nhiên Láng Sen (Long An). Sự hiện diện của sếu tại các khu bảo tồn trong khu vực Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười thuộc các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang cũng cần được ghi nhận kịp thời.

Bài học từ Thái Lan vẫn đang hiển hiện. Sau khi sếu biến mất khỏi tự nhiên, Chính phủ Thái đã đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để phục hồi lại đàn sếu nhưng đến nay vẫn chưa thành công. Sếu đầu đỏ chính là linh hồn của các vùng đất ngập nước tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Vắng sếu thì đất sẽ như người mất hồn. Buồn lắm.

ẢNH ĐẸP SẾU

Những con sếu với các vũ điệu bay bổng và tư thế kiêu kỳ được tái hiện sinh động qua các bức ảnh chụp thiên nhiên đẹp mắt.

Bộ sưu tập ảnh sếu ghi lại những khoảnh khắc hiếm hoi của các con sếu trong cuộc sống thường nhật.