20/5/07

Một vài hình ảnh về côn trùng


























Côn trùng: Hệ hô hấp được tối ưu hóa

Côn trùng có thể nhịn thở nhiều ngày mà vẫn không sao... Tự nhiên đã cung cấp cho chúng một hệ hô hấp kỳ lạ, có khả năng đóng lại nguồn ô xi để dự trữ trong cơ thể.

Những sợi cơ của côn trùng cho phép chúng thực hiện những chuyển động cực nhanh. Ví dụ như đôi cánh của nhiều loài côn trùng có thể đạt tần suất dao động là 1.000Hz.

Điều này có nghĩa là chúng cần phải cung cấp oxi thật nhanh cho quá trình đốt cháy với tốc độ như vậy. Những công nghệ quan sát mới hiện nay có thể giúp lí giải được sự bất thường này. Làm cách nào mà hệ hô hấp của côn trùng vốn có khả năng cung cấp một cách nhanh chóng và dễ dàng lượng oxi nhiều nhất cho cơ thể, lại không bị kiệt sức sau nhiều ngày nhịn thở.

Stefan K. Hetz của Đại học Humboldt ở Berlin, Đức cho biết:” Hệ hô hấp của côn trùng hiệu quả đến mức chúng không cần lấy oxi khi nhả khí CO2.”

Côn trùng hít thở thông qua những lỗ thở trên cơ thể (nằm trên ngực và bụng). Và oxi được khí quản đưa đến các mô và cơ.


Kiểu hệ hô hấp này của côn trùng hiệu quả hơn rất nhiều so với các động vật có xương sống. Và dạng hô hấp đó cũng ngăn cản sự phát triển cơ thể của côn trùng, điều này lí giải tại sao côn trùng có kích thước nhỏ đến vậy.

Với kiểu hô hấp này của mình, côn trùng tiếp nhận được nhiều oxi một cách trực tiếp vào các mô của mình hơn là so với các loài có xương sống. Bởi động vật có xương sống nhận oxi thông qua các phân tử hemoglobin trong các tế bào hồng cầu của máu.

Những lỗ thở đó có thể mở ra, đóng vào khi cần, và có thể tiếp nhận một lượng oxi lớn trong một thời điểm, vì vậy côn trùng có thể tồn tại trong một thời gian dài mà không cần thở.

Tiến sĩ Scott Kirkton ở Đại học Union, Schenectady, New York đã giải thích như sau:” Côn trùng có thể tồn tại trong môi trường yếm khí. Chúng có thể ngừng hô hấp mà vẫn sống sau nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Quá trình trao đổi chất ở côn trùng diễn ra rất chậm, và chúng có khả năng đóng các lỗ thở của mình. Nếu ta so sánh Lance Armstrong, với ong và chim ruồi, thì trong số đó ong là nhà vô địch về khả năng điều phối lượng oxi cho cơ thể.”

Những nghiên cứu gần đây cho thấy, chính cấu trúc gen là yếu tố kiểm soát sự hô hấp.

Vì sao châu chấu có sức mạnh của Lance Amstrong?



Được trang bị hai chân dài, chắc nịch, và khỏe như Lance Amstrong, châu chấu sinh ra là để bay và nhảy. Một nhà khoa học mới đây đã cho 20 loài tham gia một cuộc thi nhảy và phát hiện thấy chúng giống hệt như những người nhảy lò cò.
Châu chấu phụ thuộc chủ yếu vào các cơ xương đùi nước rút cho việc nhảy nhanh và bật mình lên cao, và cũng giống con người, chúng phải thắng được lực cản.

Chúng sử dụng những bước nhảy đơn mạnh mẽ để phóng mình lên không. Năng lượng sử dụng cho việc này gần giống với quá trình nạp năng lượng cho con người khi chạy nước rút - các cơ được tiếp liệu bởi những quá trình không có ôxy (kỵ khí). Kết quả là một sự giải phóng ồ ạt năng lượng cho cơ bắp và tích luỹ axit lactic - hoá chất khiến cho cơ đau nhức.

"Cơ của châu chấu là loại cơ động vật không xương sống duy nhất có chức năng giống như cơ chạy nước rút ở người", Scott Kirkton từ Đại học Union ở New York phát biểu khi giới thiệu nghiên cứu của mình.

Tuy nhiên, nếu về thành tích nhảy dài thì con người còn kém xa: bước nhảy của chúng, so sánh tương đối với chiều dài cơ thể, tương đương với một người đàn ông trưởng thành trung bình vọt qua khoảng cách gần 90 mét.

Phải chăng kỹ năng nhảy này là kết quả của kích cỡ, hay ở sự vận hành chân? Để tìm hiểu, Kirkton đã đo bước nhảy của 20 loài châu chấu, nặng từ 0,2 gram đến 7 gram. Ông phát hiện thấy trung bình chúng đều nhảy xa với khoảng cách như nhau - gần 96 cm - bất kể kích cỡ cơ thể.

Theo quy luật cơ sinh học, bước nhảy bằng nhau cũng có nghĩa là tỷ lệ cơ nhảy/khối lượng cơ thể bằng nhau.

Nhưng Kirkton lại tìm thấy kết quả khác: những con châu chấu nhỏ hơn thì lực lưỡng hơn những bà con to lớn của chúng. "Hoá ra những con châu chấu nhỏ có nhiều cơ bắp hơn, vì thế chúng nhảy tốt hơn", Kirkton nói. Ở nhóm đầu tiên này, cơ nhảy chiếm 6% khối lượng cơ thể, so với chỉ 1% ở nhóm thứ hai.

Lũ châu chấu nhỏ hơn cũng có chân dài hơn. "Nếu sở hữu một cái chân dài, bạn sẽ có đòn bẩy dài hơn để tăng sức bật", Kirkton nói.

Tuy nhiên, lợi thế cũng mang lại bất lợi. Kirkton cho rằng những con châu chấu nhỏ hơn phải đấu tranh với sức cản của không khí vất vả hơn những con có cơ thể lớn. Chẳng hạn, tương tự như vậy, nếu như một con kiến phải vật lộn để bò qua một vũng nước nhỏ thì một con chó con chỉ đơn giản là nhảy vọt qua.

Kirkton hy vọng một ngày nào đó có thể sử dụng châu chấu như là một mô hình để trả lời cho những câu hỏi y sinh học liên quan đến sự vận hành cơ. "Đây là loài côn trùng duy nhất chúng ta biết mà cơ của chúng sản sinh ra lactic khi vận động".











18/5/07

Dế mèn phiêu liêu ký







Kỹ thuật nuôi dế

Nhiều nước, nhất là các nước ở châu Á coi một số loại côn trùng là món ăn ngon. Ở nước ta các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, tằm, sâu chit, nhộng tằm, rươi. là những loại côn trùng được dùng làm món ăn, một số nơi được coi là món ăn quý. Với loài dế cũng có nhiều giống như: dế ché, dế cơm to con, thân màu nâu đen, hai chân sau to có màu nâu sẩm.

Dế cơm có cùng kích cỡ như dế ché, cánh màu đen đậm, chân nâu nhạt, đây là hai giống to con và lịch lỡm nhất trong họ nhà dế.

Ngoài ra còn có các loại dế nhỏ con hơn như dế mọi, dế ta, dế nhủi, dế mèn - cái tên quen thuộc trong tiểu thuyết "Dế mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài, nhỏ con nhất và thường sống dưới lớp vỏ cây là dế dủi, không cánh. Trong các loại dế này, dế ta có màu đen tuyền, đầu cánh có đốm trắng vàng, là loại dế đã được anh Lê thanh Tùng - người đầu tiên ở Việt nam nghiên cứu so sánh giữa các giống dể tìm được và tìm ra giống dế dễ nuôi, thích hợp cho quy trình nuôi công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đồng loạt. Người viết bài này mô tả lại từng loại dế và kỹ thuật nuôi dế theo hướng công nghiệp đã được anh Tùng - người đã dồn hết tâm huyết, dày công nghiên cứu tìm cho ra công nghệ cho dế đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật nuôi dế để có trại dế Thanh Tùng ngày nay.

Sinh trưởng phát dục của dế:

- Sinh trưởng: từ lúc nở ra cho đến khoảng 45 ngày tuổi là xuất bán. Từ ngày thứ 45 trở đi dế phát triển cánh. Ngày tuổi 60 trở đi dế đã trưởng thành, bắt đầu sinh sản.

- Sinh sản: hai tháng tuổi dế đã thành thục sinh dục và có thể ghép đôi giao phối cho sinh sản. Mỗi thùng nuôi cho ghép 30 con cái và 15 con đực trưởng thành. Dế chỉ đẻ trong vòng hai tháng là thải loại.

- Khay đẻ cho dế: khi dế đẻ cần chuẩn bị khay đẻ cho dế, khay đẻ cho dế giống như gạt tàn thuốc lá chứa đất ẩm sâu 1,5 cm.. Khay đẻ được đặt vào thùng dế bố mẹ hàng ngày. Cứ sau mỗi ngày khay đẻ được lấy ra đưa đi ấp, sau đó đưa khay mới vào thùng nuôi để dế đẻ tiếp. Mỗi ngày 30 con dế mẹ có thể đẻ hàng nghìn trứng vào khay đẻ.

- Ép nở: khay đẻ của dế được lấy ra đưa đi ấp, trước khi cho vào thùng ấp chuẩn bị hai khăn bông vuông (loại khăn lạnh lau mặt ở các nhà hàng), nhúng nước ướt rồi đặt dưới đáy thùng ấp sau đó đặt khay trứng trên khăn ướt và dùng khăn ướt thứ hai đã nhúng nước đậy lên khay trứng để giữ độ ẩm. Sau khi đã làm xong các việc nói trên đậy nắp thùng lại.

Nhiệt độ cần cho trứng nở khoảng 24 - 25 độ C(nhiệt độ phòng). Cứ 3 - 4 ngày, thay khăn ướt một lần để giữ độ ẩm. Sau 9 - 10 ngày toàn bộ trứng trong khay bắt đầu nở. Khi thấy dế đã nở hết, lấy khay đẻ ra khỏi thùng và chuyển dế con vào thùng nuôi.

- Thùng nuôi dế: thùng nuôi dế con có thể bằng nhựa, vại, lu có đường kính từ 45 - 50 cm, cao 60 cm, có nắp đậy làm bằng bìa cứng, kê thùng cách nền bằng gạch hay kệ kê. Nắp đậy bằng bìa cứng, khoét một lổ ở giữa có đường kính 3 - 4 cm để thông khí và quan sát, chăm sóc dế hàng ngày. Trước khi chuyển dế con vào thùng nuôi, thùng phải vệ sinh sạch, tìm một nắm cỏ xanh rửa sạch, rẩy nước lên, khoanh tròn xung quanh đáy thùng để dế ăn và có nơi leo trèo, một ít cám viên gà con đã nghiền nhuyễn. Khi dế trưởng thành nếu thấy chật cần chia ra thùng nuôi mới để dế lớn nhanh..

- Thức ăn của dế: thức ăn của dế là cỏ, cám hổn hợp. Tùy theo lứa tuổi mà thức ăn được cho nhiều hay ít ở đáy thùng nuôi. Hàng ngày nước được phun sương quanh thành thùng để dế uống. Dế ngày một trưởng thành, lượng thức ăn ngày càng tăng lên tùy thuộc vào sức ăn của dế. Dế trưởng thành, một cân được khoảng 700 con. Hiện tại một khay trứng bán 40.000 đồng, dế bán được 250.000 đồng/kg.

- Phòng chống chuột, kiến cho dế: khi nuôi dế chú ý phòng tránh kiến cho dế. Quanh nơi nuôi dế phải có rãnh nước bảo vệ. Thùng nuôi dế phải có nắp đậy để tránh chuột.

- Các món ăn từ dế: trước khi chế biến các món ăn từ dế, cần bóp bụng dế để bỏ phân, rửa sạch sau đó mới chế biến. Dế có thể chiên dòn, chiên bơ, tẩm bột để chiên.. ăn cùng với bánh phồng tôm, bánh tráng hoặc cuốn bánh tráng với rau sống là những món ăn đặc sản từ dế.

Tác giả: Lê Thanh Hải

Nguồn: Tài liệu tập huấn kỹ thuật của Hội làm vườn Việt Nam


Hình ảnh của Sâu róm