20/4/07

Kim tinh quay như thế nào?

Sự chuyển động nằm trong quỹ đạo
Sao Kim - Thần Vệ Nữ hay địa ngục?
Mới đây, các nhà khoa học đã đặt ra một giả thuyết khá thú vị rằng: Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì rất có khả năng “đụng độ” xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, Trái Đất và các hành tinh đều “ngoan ngoãn” đi trên những quỹ đạo của riêng mình.

Ngày xưa, các nhà thiên văn học cho rằng: Hai vật thể không phải một điểm: Mặt Trời và Mặt Trăng di chuyển trên cùng một cái nền đứng im. Tuy nhiên, sự hiểu biết về trạng thái của những vật thể đó hoàn toàn thiếu chính xác.

Trạng thái và cấu trúc của Hệ Mặt Trời vẫn còn bị hiểu biết chưa chính xác vì ít nhất là hai lý do. Trái Đất đã bị coi là đứng im, và sự di chuyển của các vật thể trên trời vì thế cũng chỉ là bên ngoài. Mặt Trời đã bị coi là quay quanh Trái Đất, giống như các hành tinh hay thiên thể khác. Quan niệm này về vũ trụ, với Trái Đất ở trung tâm, được goi là hệ địa tâm.

Ngày nay, người ta biết một cách chính xác hơn là: Mặt trăng là thiên thể gần trái đất nhất, cách chúng ta 384.000km. Khoảng cách giữa mặt trời và trái đất là 149,6 triệu km hay đơn giản nhất là: muốn đi bộ tới nó, bạn sẽ phải mất hơn 3.400 năm. Các hành tinh khác trong hệ mặt trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của mặt trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó, để có một cuộc “chạm trán” giữa các hành tinh chúng ta chỉ có thể có trong những giấc mơ.

Trong khoảng không vũ trụ gần hệ mặt trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn.

Sao Kim không phải là Vệ Nữ
Vị trí các hành tinh trên bầu trời
Hơn nữa, theo tính toán của các nhà khoa học, trong hệ Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao chổi va quyệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.

Và, 90% sao trong vũ trụ không có hành tinh nào quay xung quanh, bao quanh chúng chỉ là một thế giới vô cùng khắc nghiệt. Đó là bởi quá trình hình thành các hành tinh luôn diễn ra một cách khó khăn và kéo dài. Một sự thật là: tất cả các hành tinh quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải tất cả chúng đều quay quanh Trái Đất – Trái Đất mới chính là cái “rốn” của vũ trụ.

Khác hẳn với những phỏng đoán của các nhà khoa học, khí hậu trên hành tinh Vệ Nữ quả thực khắc nghiệt nhưng cách đây chưa lâu. Và điều đó cũng có nghĩa là những điều kiện thuận lợi như trên trái đất đã tồn tại ở hành tinh này suốt 2 tỷ năm sau khi nó ra đời - đủ dài để sự sống có thể phát triển.

Về tổng thể, sao Kim gần như là bản sao của trái đất về kích cỡ, và là một láng giềng “lạnh lùng” gần với chúng ta nhất. Ngày nay, nhiệt độ bầu khí quyển của hành tinh này cao đến mức chì cũng bị tan chảy, và bao phủ khắp nơi là những cơn mưa axit sunphuric đậm đặc, xuất phát từ những đám mây lưu huỳnh che kín cả ánh mặt trời.

"Anh em sinh đôi" nhưng lại quay ngược chiều
Được bao bọc bởi lớp thán khí dày đặc và nặng gấp 90 lần, sao Kim chịu một áp suất 92 bar - tương tự như ở độ sâu 900 m dưới đáy biển, nơi bất cứ chiếc tàu ngầm bình thường nào cũng bị bóp bẹp như một bao diêm. Nhiệt độ 470oC không cho phép giọt nước nào tồn tại trên bề mặt nung đỏ, chứa đầy những vũng thiếc và chì nóng chảy nằm trên nền đá nham thạch đông cứng từ các núi lửa phun ra. Nồng độ lưu huỳnh và acid sẽ thiêu cháy mọi mầm mống sinh vật.

Ngước lên bầu trời đêm, ta dễ dàng nhận thấy, một ngôi sao xuất hiện đầu tiên vào ban đêm và biến mất cuối cùng vào lúc bình minh với ánh sáng “vằng vặc” chỉ sau Mặt Trăng. Đó là lý do tại sao Kim tinh lại có nhiều tên gọi thơ mộng đến thế.

Đi ngược vòng quay Trái Đất

Có một câu hỏi đặt ra là: Giả sử sao Kim Tinh quay quanh mặt trời là 1 năm thì sao kim tinh quay quanh Trái Đất mất bao lâu?
Cuộc "gặp gỡ lịch sử" dóng thẳng hàng Mặt Trời và Trái Đất
Như đã phân tích ở trên, Mặt Trời được coi là trung tâm và các hành tinh “chạy” xung quanh nó chứ không phải Trái Đất mới là “cái rốn” của vũ trụ. Hơn nữa, các hành tinh đều có “con đường” riêng không gây lộn xộn hay các cuộc “ẩu đả”.

Mặc dù, Sao Kim gần Mặt Trời hơn và là “anh em sinh đôi” với Trái Đất. Tuy nhiên, giữa Trái đất và sao Kim cũng có rất nhiều điểm khác nhau đặc biệt là sự hình thành của chúng. Các nhà khoa học cho rằng: khác hẳn với những gì chúng ta nghĩ: Sao Kim là “địa ngục” chứ không phải là “Vệ Nữ”. Vòng quay kỳ quặc ngược chiều từ đông sang tây khiến cho nó tự “khu biệt” với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời (kể cả đối với Trái Đất).

Tuy nhiên, vòng quay của Sao Kim lại rất ì ạch 1 ngày trên sao Kim tương đương với 243 ngày ở Trái đất. Sao Kim quay một vòng quanh Mặt trời mất 225 ngày (so với Trái đất là 365 ngày) chứ Sao Kim không hề quay quanh Trái Đất.

Để tính toán thời gian quay một hành tinh bất kỳ có lẽ cần thêm nhiều con số về khoảng cách, trọng lượng, hay độ quay của một hành tinh khác… Tuy nhiên, chưa bao giờ Kim Tinh quay vòng quanh Trái Đất. Có chăng chỉ là những “cuộc hội ngộ” của các hành tinh với nhau, hoặc giữa các hành tinh với Mặt Trời trên cùng một đường thẳng.

Tháng 4/2004, bằng mắt thường, những người yêu thích thiên văn đã có cơ hội được chiêm ngưỡng 5 hành tinh là sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc và Thổ tinh, xuất hiện cùng lúc ở gần đường chân trời. Cuộc hội ngộ hiếm có của 5 hành tinh trên bầu trời.
Địa ngục không dành cho sự sống
Đây là cơ hội duy nhất trong cuộc đời của một con người bởi cuộc gặp gỡ thú vị như thế sẽ không lặp lại trong 1 thế kỷ sau đó. Liên tục trong 30 đêm hoặc hơn, vị trí của các hành tinh sẽ thay đổi từng ngày, trong khi chúng vẫn tiếp tục di chuyển xung quanh mặt trời.

Tháng 6/2004, lại một cuộc “hội ngộ” nữa diễn ra, sao Kim đi qua giữa mặt trời và Trái Đất tức là nó dóng thẳng hàng giữa trục Sao Kim - Trái Đất - Mặt Trời. Cuộc di chuyển 6 giờ của sao Kim, một sự kiện thiên văn cực kỳ hiếm hoi nhìn thấy lần cuối vào năm 1882. Người ta chiêm ngưỡng được “bóng đen của Nữ thần tình yêu” nhờ bóng mặt trời sẽ được chiếu lên một nền vải trắng, nhờ đó người dân sẽ nhìn thấy sao Kim - xuất hiện dưới dạng một bóng đen nhỏ - từ từ đi qua.

Sao Kim và Trái đất bay quanh Mặt Trời trên hai quỹ đạo khác nhau, lệch nhau một góc nhỏ. Thời điểm thẳng hàng là khi hai quỹ đạo này trùng lên nhau. Nó xảy ra 4 lần trong chu kỳ 243 năm. Trong số này có 2 lần vào tháng 12, diễn ra cách nhau 8 năm. Và sau 121,5 năm là hai lần nữa diễn ra vào tháng 6, mỗi lần cũng cách nhau 8 năm. Tiếp đó 105,5 năm, chu kỳ mới sẽ bắt đầu.

Đối với giới nghiên cứu, kiến thức về sao Kim sẽ cho phép hiểu rõ hơn về lịch sử của hệ mặt trời và tương lai của trái đất, vì những gì còn làm ta loay hoay mò mẫm về hiệu ứng nhà kính và những tác động của nó trong vài thập kỷ tới thì sao Kim đã trải qua ở mức độ cực đoan.

Giờ đây những con tàu thám hiểm không chỉ xé toang màn mây bao quanh sao Hôm - sao Mai, mà nó còn đem lại cho các nhà khoa học những câu trả lời tốt hơn về sự sinh tồn hay diệt vong của Trái Đất...

Không có nhận xét nào: